Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội ngày một gia tăng gây áp lực lớn cho ngành điện. Trong bối cảnh nguồn cung năng lượng không đủ đáp ứng thì cần phải có sự dịch chuyển từ khai thác nguyên liệu truyền thống sang phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời công nghiệp. Sau đây là một số điểm chính về năng lượng mặt trời công nghiệp hiện nay.

Tình hình khai thác điện năng lượng mặt trời công nghiệp

Tính đến năm 2019, tình hình khai thác năng lượng trên thế giới vẫn còn bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, trong những năm gần đây xu hướng này hiện đang giảm đi khi sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đang gia tăng theo thời gian. Cụ thể, con số tăng từ mức 20,1% năm 2010 lên mức 27,3% vào năm 2019. Tại Việt Nam, tổng công suất điện quốc gia 2020 đạt 69.258 MW, trong đó vẫn còn phụ thuộc vào 2 nguồn cung cấp điện lớn nhất là nhiệt điện than và thủy điện, chiếm tỷ trọng lần lượt là 29,5% và 29,9%. Công suất điện năng lượng mặt trời công nghiệp đạt 16.640 MW chiếm 24% tổng hệ thống điện quốc gia. Theo đó, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua phát triển năng lượng tái tạo trong khi Thái Lan, Malaysia và Philippines chỉ có tỉ trọng lần lượt là 6,2%, 6% và 10,5%.

Năng lượng trên thế giới vẫn còn bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu hóa thạch

Cơ cấu phát triển điện năng lượng mặt trời công nghiệp ở Việt Nam

Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay ở Việt Nam. Khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ ngày càng trở nên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các quốc gia phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sạch và bền vững. Với tiềm năng sẵn có, phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên (năng lượng gió, mặt trời…), cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu gây ra.

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu giảm tỷ trọng thủy điện và nâng tỷ trọng điện năng lượng mặt trời công nghiệp và điện gió. Trong 5 năm vừa qua, chi phí nhập khẩu than và dầu có phần tăng đáng kể, do đó cơ cấu nguồn điện từ các vật liệu này sẽ bị cắt giảm từ 43% xuống 27% vào năm 2030. Song sản lượng thủy điện cũng ngày càng cạn kiệt khi đã khai thác gần 81% tiềm năng. Thay vào đó, điện năng lượng mặt trời công nghiệp và điện công nghiệp là hai mảng ưu tiên đầu tư và phát triển của nhà nước. Cụ thể, tỷ trọng nguồn điện của điện mặt trời trong mạng lưới điện quốc gia đã được nâng từ 4% lên 17% và năm 2025 theo dự thảo Quy hoạch điện VIII. Dựa vào điều kiện tự nhiên của Việt Nam, hiện tại điện năng lượng mặt trời công nghiệp đang là mảng có tiềm năng lớn nhất để khai thác sử dụng lâu dài.

Năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay

Lộ trình phát triển của ngành năng lượng mặt trời công nghiệp tại Việt Nam

Theo Phó thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định sẽ tuyệt đối minh bạch, khách quan, khoa học và có lộ trình phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tương lai nhằm giảm thiểu phát thải carbon, bảo vệ môi trường trong xây dựng Quy hoạch Điện VIII. Theo đó, các chuyên gia đã thống nhất xác định tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là khoảng 155.000 MW, giảm hơn 28.000MW so với phương án tháng 3/2021.Nếu không tính điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% còn 43%, bảo đảm an toàn hệ thống.

Trong đó, Chính phủ ưu tiên phát triển các công nghệ lưu trữ, tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời cùng với cơ chế huy động nguồn vốn để phát triển nguồn điện.

Chính phủ ưu tiên phát triển các công nghệ lưu trữ điện tái tạo

Dự án năng lượng sạch mang lại nguồn lãi khổng lồ

Trong tình hình hiện nay, việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế cho năng lượng hóa thạch truyền thống đang là xu hướng mới của thời đại. Ví dụ điển hình là Công ty SCI (Mã chứng khoán S99), theo báo cáo gần đây doanh thu thuần của công ty đạt trên 1.580 tỷ đồng, tăng 121% so với 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt lên đến 223 tỷ đồng, gấp 8 lần năm 2019. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính cũng tăng từ hơn 23,7 tỷ đồng lên 42 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 4.046 tỷ đồng, tăng hơn 1.900 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Với những thành tựu to lớn, SCI đang chứng tỏ những bước đi đúng đắn khi mạnh dạn đầu tư vào các dự án năng lượng điện mặt trời công nghiệp.

Bên cạnh đó, các dự án hợp tác phát triển năng lượng xanh theo mô hình ESCO xanh thời gian gần đây đã chứng minh khả năng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhanh chóng sau đại dịch Covid. Theo Công ty TNHH May Oasis, mô hình điện mặt trời với công suất 233,28 Kwp, đã đáp ứng 54% nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Đồng thời nó còn giúp giảm 190 tấn phát thải CO2. Quan trọng hơn doanh nghiệp còn được nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu xanh trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, đây còn là mức đầu tư hợp lý, ít rủi ro trong khi vốn bỏ ra chưa bằng 20% tổng chi phí.

Bạn đang tìm cách loay hoay để doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận vậy tại sao không thử nghiệm lắp đặt cho mình một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái riêng, vừa tiết kiệm lại đúng tiêu chí phát triển của quốc gia thì còn điều gì tuyệt vời hơn nữa.