Là nguồn năng lượng sạch đang được chú trọng đầu tư trọng điểm trong những năm tới, điện mặt trời áp mái dần thể hiện sự ưu việt của mình khi nhà nước không ngừng đưa ra những chính sách, ưu đãi minh bạch, rõ ràng cho các cơ sở kinh doanh, mua bán điện. Nắm bắt đầy đủ thông tin là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu biết và đưa ra quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp của mình.

Quy định về mua bán điện mặt trời đã dần hoàn thiện

Bảng giá mua bán điện năng lượng mặt trời áp mái

Theo thông báo số 112/EVN-KD+TCKT về thông báo giá mua điện mặt trời mái nhà, Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đã công bố giá mua điện mặt trời cho các công trình được thực hiện trước ngày 31/12/2020 như sau:

  • Đối với các hệ thống điện mặt trời áp mái có ngày vận hành thương mại từ 01/6/2017 đến 30/6/2019: giá mua điện mặt trời của EVN là 2.162 VNĐ/kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (tương đương 9,35 UScents/kWh).
  • Đối với các hệ thống điện mặt trời áp mái có ngày vận hành thương mại từ 01/7/2019 đến 31/12/2020: giá mua điện mặt trời của EVN là 1.938 VNĐ/kWh chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (tương đương 8,38 Uscents/kWh).

Hiện tại theo thông tin ASE nhận được về dự thảo giá mua bán điện mặt trời mái nhà trình lên thủ tướng, chính sách giá mua điện FIT 3 của EVN như sau:

  • Đối với công suất điện mặt trời áp mái nhỏ hơn 20 kwp thì giá mua bán điện là 1582,16 Vnđ/kwh (tương đương 6,84 UScent/kwh)
  • Đối với công suất điện mặt trời áp mái từ 20 kwp đến dưới 100 kwp thì giá mua bán điện là 1468,82 vnđ/kwh (tương đương 6,35 UScent/kwh)
  • Đối với công suất điện mặt trời áp mái từ 100 kwp đến 1250 kwp (không quá 01 MWac) thì giá mua bán điện là 1362,41 vnđ/kwh (tương đương 5,89 UScent/kwh)

Giá điện mặt trời dao động khác nhau tùy thuộc vào công suất điện

Quy định mới nhất về điện mặt trời

Phục vụ cho mục tiêu phát triển của những năm tới, quy định về điện mặt trời đã và đang được nhà nước chú trọng. Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, đặc biệt là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ giúp tiết kiệm tiền điện và thực sự mang lại hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời, bán lại nguồn điện dư cho ngành điện. Quyết định được ban hành số 11/2017/QĐ-TT ngày 14/11/2017 và Quyết định số 02/2019/QĐ-TT ngày 8/1/2019.

Theo quy định như sau:

  • Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời
  • Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời

Bên cạnh đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức ban hành hướng dẫn đăng ký bán điện mặt trời. Trước khi làm thủ tục bán điện mặt trời cho EVN, CTĐL/ĐL sẽ cử người đến kiểm tra hệ thống điện năng lượng mặt trời của bạn. Vì thế, bạn phải chắc chắn rằng mình làm việc, lắp đặt hệ thống đúng tiêu chuẩn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức ban hành hướng dẫn đăng ký bán điện mặt trời

Yếu tố suy xét để đưa ra mức giá điện mặt trời áp mái mới

Để đưa ra mức giá mới cần dựa vào 2 yếu tố, thứ nhất là được xây dựng trên cơ sở cơ quan tư vấn nước ngoài nghiên cứu, đánh giá về sự thay đổi, phát triển của năng lượng tái tạo, giá thiết bị điện mặt trời ở Việt Nam và trên thế giới.

Thứ 2 là dựa trên các tính toán từ chi phí đầu tư, chi phí vận hành sửa chữa của hệ thống điện, chi phí lắp đặt, tính cả chi phí vay vốn, chi phí đấu nối và hạn dùng của dự án trong vòng 20 năm. Mức giá mới sẽ đảm bảo hài hoà lợi ích cho cả nhà đầu tư và bên mua điện. Mức giá này đảm bảo hài hoà lợi ích của cả nhà đầu tư và đơn vị mua điện.

Còn nhà nước cũng có lợi vì có được giá điện hấp dẫn, là điện sạch, môi trường sạch, góp phần cung cấp điện năng cho đất nước, giảm áp lực đầu tư lưới điện, truyền tải và phân phối điện. Trừ điện mặt trời áp mái vẫn áp dụng cơ chế giá cố định thì điện mặt trời nổi, điện mặt trời trên mặt đất sẽ phải áp dụng cơ chế đầu thầu, lựa chọn nhà đầu tư.

Đầu tư vào một dự án năng lượng mặt trời áp mái không phải là chi phí nhỏ nhưng đây được xem như khoản đầu tư lâu dài. Khi giá điện sử dụng nguyên liệu hóa thạch ngày càng tăng cao thì ít nhất trong vòng 15 năm tới, bạn chỉ cần trả tiền điện với một mức phí cố định (trong trường hợp liên kết với các quỹ đầu tư), nếu ngược lại tự lắp đặt thì bạn còn nhận lại được tiền khi bán điện của mình, tại sao không chứ?