Trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhiều dự án chậm tiến độ, các dự án lưới điện gặp khó khăn về thủ tục mua bán điện thì những việc đưa ra những quy định mới về năng lượng mặt trời áp mái phù hợp là hết sức cần thiết. Các chính sách mới từ Chính phủ sẽ tạo điều kiện phát triển cho các nhà đầu tư NLMT hiện nay.

Tại sao lại có sự thay đổi về quy định điện năng lượng mặt trời áp mái?

Điện năng lượng mặt trời áp mái chưa thể phát triển tiếp tục sau ngày 31/12/2020 là do chưa có giá mua bán điện theo Quyết định mới thay thế QĐ 13/2020 đã hết hiệu lực trước đó. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện của người dân quá lớn nhưng vẫn chưa thể triển khai các dự án năng lượng mặt trời. Hơn nữa, 1/2022, nhiều cá nhân và hộ gia đình lắp hệ thống điện mặt trời áp mái đã nhận một cú “sốc”. Nguyên nhân là do điện khi không dùng hết được bán lên lưới những Công ty Điện lực địa phương lại yêu cầu các chủ đầu tư điện mặt trời áp mái phải đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái không thuộc đầu tư kinh doanh có điều kiện và là trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo Thông tư của Bộ Công Thương.

Các ngân hàng hiện nay đều có chương trình ưu đãi phát triển năng lượng điện mặt trời

Nguyên nhân là do phong trào lắp điện mặt trời diễn ra “rầm rộ” khi các nhà đầu tư không xét đến các yếu tố kỹ thuật an toàn, thậm chí nhiều người còm lợi dụng chính sách để trục lợi bán điện với giá cao. Chính điều này đã dẫn đến những vướng mắc mà trong công bố kết luận về rà soát các vấn đề liên quan phát triển điện NLMT. Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng có nêu tại Khoản 2 Điều 4 là “ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân”.

Cập nhật quy định mới về điện năng lượng mặt trời áp mái

Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 13/2020/QĐ-TTg thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đã hết hiệu lực vào tháng 6/2019, quy định mức giá mua điện mới áp dụng cho các dự án điện năng lượng mặt trời nối lưới đưa vào vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020. Theo Quyết định 13, giá mua điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent/kWh. Đây được xem là “làn sóng” giúp đẩy giá điện mặt trời phát triển mạnh. Theo đó vào thời điểm 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt đến khoảng 19.400 MWp (trong đó hơn 100.000 công trình điện mặt trời được nối vào hệ thống lưới điện với tổng công suất lắp đặt gần 9.300 MWp), chiếm hoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.

Chính phủ ra quy định mức giá mua điện mới áp dụng cho các dự án điện năng lượng mặt trời

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay điện mặt trời giảm phát đáng kể nguyên nhân là do lúc điện mặt trời phát công suất tối đa lúc 10-14h hàng ngày thì lại rơi vào thời điểm nhu cầu phụ tải toàn hệ thống điện xuống thấp mà hiện tại chưa có các giải pháp lưu trữ điện năng. Theo đó, các dự án điện mặt trời nối lưới đưa vào vận hành sau ngày 31/12/2020 sẽ không được EVN ký hợp đồng mua điện vì chưa có giá mua điện mới sau khi giá FIT theo Quyết định 13/202/QĐ-TTg hết hiệu lực. EVN thông báo ngừng tiếp nhận đấu nối và ký kết hợp đồng mua bán điện chứ không cấm lắp điện mặt trời áp mái. Tuy nhiên, việc không được nối vào lưới điện đòi hỏi các nhà đầu tư phải trang bị bộ lưu trữ điện và một số thiết bị kỹ thuật khác để nó có thể hoạt động độc lập. Điều này sẽ đẩy giá thành lên cao và giảm lợi nhuận đáng kể.

Cũng liên quan đến việc phát triển NLMT áp mái trong dự thảo Quy hoạch điện VIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp và kết luận cơ bản thống nhất với dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương báo cáo (ngày 21/2/2022), trong đó đề xuất tổng công suất nguồn đặt đến năm 2030 khoảng 146.000 MW và đến năm 2045 khoảng 352.000 MW. Riêng về Quy hoạch điện mặt trời giai đoạn 2031 - 2045, Phó Thủ tướng nhận xét còn quá cao (khoảng 25% trong cơ cấu công suất nguồn điện) và yêu cầu Bộ Công Thương rà soát giảm quy mô nguồn điện mặt trời, tăng nguồn điện gió ngoài khơi cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả, đồng thời xin ý kiến Thường trực Chính phủ việc đưa vào Quy hoạch điện VIII tổng công suất điện mặt trời mái nhà khoảng 7.755 MW do người dân, doanh nghiệp đã tự lắp đặt nhưng không kịp đưa vào vận hành ngày 31/12/2020 được áp dụng giá bán điện theo quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký hợp đồng mua bán điện với các trường hợp này.

Chính phủ yêu cầu các Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký hợp đồng mua bán điện hợp lý

Lợi ích từ những quy định mới về năng lượng mặt trời đối với nhà đầu tư

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp. Thành tích này đạt được là nhờ vào 2 Quyết định 11-13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Chúng đã góp phần làm giảm đáng kể áp lực cho ngành điện trong những năm vừa qua. Trước những bất cập trong chính sách, Bộ Công thương cũng đã báo cáo Chính phủ để có những chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư.

Những quy định mới về điện năng lượng mặt trời áp mái góp phần khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời để bổ sung nguồn năng lượng sạch và giảm bớt áp lực đầu tư cho ngành điện hiện tại. Tuy nhiên, do ngành năng lượng mặt trời áp mái phát triển khá nhanh trong khi hạ tầng lưới điện không theo kịp dẫn đến tình trạng quá tải công suất và giảm sản lượng huy động gây tổn thất tài chính.