Hiện nay, ngày càng nhiều tập đoàn quốc tế quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tái tạo và coi đó là một trong những yếu tố quyết định đầu tư. Nguyên nhân là do lợi nhuận điện năng lượng mặt trời liên tục tăng hấp dẫn trong những năm gần đây. Vậy đây có phải là sự thật? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.

Cơ chế mua bán điện năng lượng mặt trời hiện nay

Trong bối cảnh Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc tăng nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm điện than sẽ được hoạch định lại trong Quy hoạch điện VIII. Điều này khiến ngành điện phải chịu áp lực về giá khi mua điện từ nguồn năng lượng tái tạo cao hơn nhiều so với các nguồn điện truyền thống. Theo các chuyên gia và doanh nghiệp ngành năng lượng, chúng ta chỉ còn cách đẩy nhanh cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Bộ Công thương đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) từ các dự án năng lượng tái tạo. Cơ chế này cho phép các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với công suất lớn (hơn 30 MW) bán trực tiếp cho các khách hàng sử dụng điện với mục đích sản xuất công nghiệp. Theo đó, các bên được chủ động đàm phán, thỏa thuận về giá mua bán thông qua hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, quy mô trong giai đoạn thí điểm mua bán điện trực tiếp dự kiến không quá 1.000MW.

Thực hiện việc mua bán điện trực tiếp sẽ giúp khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững có thể tiếp cận và mua trực tiếp một lượng điện từ nguồn phát điện năng lượng tái tạo thông qua hợp đồng song phương dài hạn. Trong bối cảnh cần đẩy mạnh nguồn điện năng lượng tái tạo để đảm bảo thực hiện hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26, chỉ còn cách tăng cường các nguồn điện mặt trời để giảm “gánh nặng” cho giá điện hiện tại.

Tăng nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm điện than sẽ được hoạch định lại trong Quy hoạch điện VIII

Lợi nhuận điện năng lượng mặt trời của doanh nghiệp hiện nay

Nguồn thu ổn định mang lại lợi nhuận điện năng lượng mặt trời cao cho các doanh nghiệp. Theo báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần Bamboo Capital (BCG) cho thấy, trong quý II/2021, doanh thu công ty đạt 814 tỷ đồng, tăng 56% với lợi nhuận sau thuế là 315 tỷ đồng gấp 16,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt 1.447 tỷ đồng, tăng 60%, lợi nhuận sau thuế đạt 478,3 tỷ đồng, gấp 17,6 lần. Theo đó, ông Phạm Minh Tuấn - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Năng lượng BCG cho biết, trong năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành và kết nối thành công hơn 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái vào lưới điện quốc gia. Dự án sẽ tiếp tục được triển khai để đạt được mục tiêu 2,0 GW vào năm 2023.

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM) chia sẻ, hai nhà máy điện mặt trời của công ty hiện đang là “gà đẻ trứng vàng” mang lại nguồn thu ổn định và lợi nhuận cao. Hiệu quả hoạt động với tỷ suất lợi nhuận ròng luôn ở mức cao, không thấp hơn 40% doanh thu. Lĩnh vực điện mặt trời đóng góp vào nguồn thu của công ty gần 1.000 tỷ đồng doanh thu và gần 400 tỷ đồng lợi nhuận.Nửa đầu năm 2021, ASM ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 6.311 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 293 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 252 tỷ đồng.

Nguồn thu ổn định mang lại lợi nhuận điện năng lượng mặt trời cao cho các doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hỗ trợ của chính phủ về điện năng lượng mặt trời

Trên cơ sở hành lang pháp lý trong lĩnh vực năng lượng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống ngân hàng với vai trò cung cấp vốn cho các dự án đã ban hành một số văn bản, chính sách phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể như sau: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 về kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; Quyết định  số 1731/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Cùng với việc triển khai các chính sách tín dụng dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, một số Ngân Hàng Thương Mại cũng đưa ra các cam kết về các gói tín dụng hỗ trợ như: VCB và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản ký kết hợp đồng tín dụng 200 triệu USD (tương đương 4.600 tỷ đồng) với kỳ hạn 14 năm để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo; TP.Bank hợp tác với Tập đoàn Bamboo Capital tài trợ 11.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo; HDBank cung cấp gói tín dụng 7.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng sạch; VPBank cho vay tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD (tương đương 4.800 tỷ đồng), trong đó 1/3 gói tài chính này sẽ dành cho năng lượng tái tạo. Điều này cho thấy, sự quan tâm và chuyển hướng đầu tư của các NHTM đã tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Các ngân hàng hiện nay đều có chương trình ưu đãi phát triển năng lượng điện mặt trời

Tại Việt Nam, năng lượng điện tái tạo nói chung, nguồn lợi nhuận điện năng lượng mặt trời đang có sự phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện từ năng lượng mặt trời có sự gia tăng hàng năm cho thấy sự quan tâm của nhà nước, các tập đoàn doanh nghiệp tới năng lượng tái tạo giúp ổn định năng lượng quốc gia và giảm thiểu tác động đến môi trường do sản xuất điện từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch khác.