Trong tình hình kinh tế hiện nay, Nhà nước đang không ngừng khuyến khích đầu tư các công ty sản xuất năng lượng mặt trời áp mái. Thực hiện cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26, dự án quy hoạch điện VIII đang được điều chỉnh theo đúng lộ trình đã đề ra. Đó là giảm tỷ trọng điện than và nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trước hiện trạng môi trường đang ngày càng ô nhiễm như hiện nay. Theo đó, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí gây ô nhiễm, đồng thời hướng đến xây dựng ngành năng lượng bền vững.

Cơ hội chuyển dịch của các công ty sản xuất năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) nhất là về nguồn nhiệt năng từ mặt trời. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn năng lượng này còn chưa thực sự tương xứng do các rào cản khách quan.  Trong nhiều năm trở lại đây, nhờ cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ, NLTT tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Theo đó, các chuyên gia dự đoán đây là thời cơ để các công ty sản xuất năng lượng mặt trời tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững. Cụ thể, theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng công suất nguồn NLTT được lắp đặt tính đến 31/10/2021 đạt 20.644MW. Trong đó, năng lượng mặt trời chiếm 22,57%. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển của nguồn năng lượng mặt trời là rất lớn và vô cùng dồi dào.

Chiến lược phát triển nguồn NLTT được chú trọng đầu tư phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, NLTT đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đảm bảo nguồn an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án hiện nay còn gặp nhiều hạn chế và đối mặt với nhiều thách thức do phải tối ưu hóa nguồn điện mới vào hệ thống. Ông còn nhấn mạnh, “Trên thực tế, có nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời, phải giảm phát tới 60% công suất, gây lãng phí nguồn lực của xã hội và đang trở thành nguyên nhân cản trở nỗ lực thu hút đầu tư, xã hội hóa vào phát triển hạ tầng năng lượng điện.”

Tại sao lại có sự chuyển đổi năng lượng tái tạo?

Tình trạng môi trường hiện nay đang dần xấu đi khi phải chịu ảnh hưởng địa chính trị của dầu mỏ và khí đốt gây biến động lớn trên toàn cầu. Do đó, việc đầu tư vào nguồn NLTT được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của nhiều nước trên thế giới.

Nhận thấy tốc độ nghiêm trọng của vấn đề giá cả ngày càng tăng cao, các quốc gia Châu Âu đã không ngừng tăng tốc trong sản xuất NLTT. Việc đầu tư dài hạn vào NLTT có thể giúp ổn định gái năng lượng và giảm sự phụ thuộc của Liên minh Châu Âu (EU). Theo đó, có đến khoảng 90% lượng khí đốt ở khu vực này được nhập khẩu. Trước tình hình đó, kế hoạch “Năng lượng sạch cho toàn Châu Âu” ra đời vào cuối năm 2018 đã giúp các quốc gia EU dần chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí carbon thấp, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp. 

Theo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính với ⅓ sản lượng điện trên thế giới. 

Đầu tư công sản xuất năng lượng mặt trời ở thời điểm hiện tại sẽ như thế nào? 

Thời điểm nữa đầu năm 2021, các dự án NLTT, đặc biệt là năng lượng mặt trời mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư, giúp giá cổ phiếu ngày càng tăng mạnh.

Cổ phiếu tái tạo tăng trưởng khá mạnh mẽ sau xung đột Nga-Ukraine. Cụ thể, trong các phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu BCG của Bamboo Capital bất ngờ tăng trần lên vùng 28.350 đồng/CP, tương tự REE cũng đóng cửa trong sắc tím với mức 79.700 đồng/CP, cổ phiếu PC1 cũng duy trì sắc xanh mạnh mẽ khi tăng hơn 3,36%, đóng cửa ở mức 46.200 đồng/CP, FCN tăng mạnh 4% lên 28.100 đồng/CP… đây là những cổ phiếu ghi nhận đà tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua thuộc nhóm ngành năng lượng tái tạo, và xây lắp điện.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Năng lượng BCG đầu tháng 8/2021, BCG đã liên doanh với SP Group (Singapore Power Group) đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, với mục tiêu đạt công suất 500MW vào năm 2025. Hiện công ty con 100% vốn của BCG đã hoàn thành và kết nối thành công hơn 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái  vào lưới điện quốc gia trong năm 2020. 

Phân khúc điện mặt trời áp mái có tiềm năng lớn trong thời gian tới do nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.

Đầu tư năng lượng mặt trời áp mái như thế nào để hiệu quả

  • Đầu tư điện mặt trời hiệu quả là thời gian thu hồi vốn nhanh. Thông thường một hệ thống điện mặt trời sẽ thu hồi vốn trong khoảng từ 4-6 năm tùy theo công suất cụ thể của hệ thống lớn hay nhỏ. Thời gian thu hồi vốn càng nhanh chứng tỏ đầu tư điện mặt trời có hiệu quả và ngược lại. Để tính được số tháng thu hồi vốn, bạn lấy tổng chi phí đầu tư chia cho giá trị hệ thống tạo ra trong 1 tháng.
  • Nhắc đến hiệu quả đầu tư thì cần đề cập đến việc bảo trì và thời gian tái đầu tư. Nếu các vật tư trong hệ thống có chất lượng tốt, tuổi thọ lâu dài, thời gian tái đầu tư lâu kéo dài thì được cho là đầu tư điện mặt trời có hiệu quả. Ngược lại, các  thiết bị nhanh hư hỏng, phải tái đầu tư lại trước thời hạn thì đầu tư không hiệu quả.
  • Đầu tư có hiệu quả là đầu tư sinh lời sau thời gian hòa vốn. Số tiền sinh lời được tính bằng số tiền bán điện dư thừa cho EVN.

Phát triển NLTT đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước. Nhờ cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ, Các công ty sản xuất năng lượng mặt trời đã có nhiều sự phát triển vượt bậc.