Hiện nay, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều cơ chế chính sách cho giải pháp năng lượng mặt trời. Chúng được lồng ghép vào các chính sách rộng lớn hơn để biến năng lượng thành chất xúc tác giúp kinh tế tăng trưởng toàn diện và bền vững.

Sự phát triển của ngành công nghiệp điện mặt trời ở các nước trong khu vực

Đông Nam Á hiện đang có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong đó, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang là 4 nước tiêu thụ điện nhiều nhất, chiếm đến 80% nhu cầu sử dụng. Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), đa phần tốc độ chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo chỉ mới tập trung tại Việt Nam, tiếp sau đó là Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Philippines. Theo đó, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN với sự tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực năng lượng mặt trời trong những năm gần đây. Theo số liệu cuối năm 2020 của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế, tổng công suất quang điện mặt trời của Việt Nam đạt khoảng 16.500MW, con số này vượt xa mục tiêu đề ra trước đó là 850MW và gần bằng với mục tiêu năm 2030 là 18.600MW. Số liệu cho thấy sản lượng điện mặt trời của Việt Nam đang tăng hết sức ấn tượng. Điều này giúp Việt Nam được đánh giá cao hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Đông Nam Á hiện đang có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Các giải pháp năng lượng mặt trời hiện nay

Trong những năm gần đây, chính phủ đã có những định hướng rõ ràng và đưa ra chiến lược vĩ mô trong phát triển năng lượng tái tạo nhằm giảm áp lực cho ngành điện. Bên cạnh đó, chính phủ còn muốn xây dựng một nền kinh tế bền vững dựa trên sự chủ động về điện năng. 

Song, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch cũng như cải thiện môi trường. Các quy định và chính sách hỗ trợ được thiết kế và thực thi tốt đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng như thuế nhập khẩu (FiT), ưu đãi thuế và miễn tiền thuế đất.

Thi hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam từ ngày 25/11/2015 thông qua quyết định 2068/QĐ-TTg Thủ tướng CP đã Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Tiếp theo, 5/7/2019 Bộ công thương ra nghị quyết 2023/QĐ-BCT thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Với mục tiêu đến năm 2025, trên cả nước sẽ có 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái. Kế đến là nghị quyết 13.2020/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời từ Việt Nam. Việc thực hiện một cách có hệ thống các chính sách này sẽ tạo ra sự linh hoạt trong toàn ngành điện dẫn đến giảm chi phí, hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng và đặc biệt là tránh được những mâu thuẫn phát sinh giữa chủ đầu tư và cộng đồng dân cư.

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030

Bên cạnh đó, ngân hàng có chính sách hỗ trợ điện năng lượng mặt trời về tài chính. Các ngân hàng trong nước đã đồng loạt giới thiệu đến khách hàng các gói tín dụng xanh. Trong đó, chủ đầu tư được vay tối đa bằng 70% giá trị bộ điện mặt trời với lãi suất ưu đãi dao động từ 7% đến 13% trên năm, thời hạn 60 tháng với tài sản thế chấp chính là hệ điện mặt trời đã lắp đặt. Gói vay này hỗ trợ đắc lực cho người dân tiếp cận gần hơn với nguồn năng lượng xanh, đồng thời làm tăng hiệu quả của vốn đầu tư ban đầu. Đây được xem là giải pháp năng lượng mặt trời hiệu quả.

Sự phát triển năng lượng mặt trời ở tương lai gần sẽ thế nào

Xu hướng phát triển công nghệ điện mặt trời trên thế giới trong tương lai sẽ phát triển thêm nhiều công nghệ module tiên tiến. Các cấu trúc tế bào mới đã cho hiệu quả sản xuất cao hơn. Sự xuất hiện của các tế bào PERC và khả năng tương thích của chúng với các công nghệ mới như half-cut cells, module hai mặt (Bifacial solar cells), tăng số lượng thanh góp điện (Multi-busbars). Các tấm lợp năng lượng mặt trời được thiết kế như vật liệu lợp thông thường không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Tuy nhiên, chúng còn khá hạn chế chỉ có một số nhà sản xuất lớn như Tesla Solar, Hanergy mới có đủ khả năng vận hành loại hình này.

Công nghệ điện mặt trời trong tương lai sẽ phát triển thêm nhiều công nghệ module tiên tiến

Ngoài ra, các nguồn điện mặt trời còn có xu hướng phát triển công nghệ dọc theo chuỗi giá trị. Đó là công nghệ trong các dịch vụ vận hành và bảo dưỡng, quản lý hệ thống quang điện hết thời gian khai thác. Công nghệ này đáp ứng tính thay đổi và độ không chắc chắn của điện mặt trời. Chúng đảm bảo tính linh hoạt, mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế được ô nhiễm môi trường.

Trong những năm qua, điện mặt trời đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Các giải pháp về năng lượng ngày càng được triển khai mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Sự phát triển này đã tạo ra những xu hướng công nghệ mới và cần có nhiều hơn những giải pháp thích hợp để chúng có thể phát triển vượt bậc. Với mục tiêu thúc đẩy ngành năng lượng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống dân sinh, Việt Nam luôn là nơi lý tưởng với nhiều tiềm năng để đầu tư cho ngành năng lượng xanh.