Một báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, được viết với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nêu rõ quan điểm này: “Tương lai năng lượng và khí hậu của thế giới ngày càng phụ thuộc vào việc liệu các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể chuyển đổi thành công sang các hệ thống năng lượng sạch hơn hay không, kêu gọi một bước thay đổi trong các nỗ lực toàn cầu nhằm huy động và tạo kênh đầu tư tăng đột biến cần thiết." Chính vì thế mà đầu tư vào năng lượng mặt trời áp mái là điều chắc chắn sẽ giúp bạn sinh lời, nhưng tất nhiên chúng phải được đầu tư vào đúng nơi, đúng chỗ.

Giả định rủi ro sớm

Một số dự án thành công đã bao gồm một nhà tài trợ sớm sẵn sàng chấp nhận các rủi ro khác nhau. Khi một số rủi ro nhất định trong dự án đã được cải thiện, nhà tài trợ có thể thu hút thêm vốn hoặc ít tốn kém hơn. BTG Pactual trong dự án truyền tải nói trên ở Brazil là một trong những ví dụ như vậy. Công ty đã chấp nhận rủi ro hoàn toàn vốn chủ sở hữu ban đầu, nhưng có thể tìm thấy nguồn tài chính vay nợ khi việc xây dựng hoàn thành. Vai trò này cũng có thể được thực hiện, hoặc ít nhất được bổ sung bởi các tổ chức phát triển quốc tế. Ví dụ, vốn chủ sở hữu giai đoạn đầu của InfraCo Asia trong mạng lưới năng lượng mặt trời thông minh ở Philippines đã hỗ trợ 4.000 ngôi nhà của dự án năng lượng sạch đo lường dựa trên thiết bị di động trả trước 200.000 ngôi nhà và chỉ sau đó mới tìm được một nhà đầu tư khác.

Giả định rủi ro là cách tốt nhất để loại bỏ các chướng ngại khi lắp điện điện mặt trời

Đầu tư điện mặt trời đúng theo nhu cầu

Hệ thống điện năng lượng mặt trời được chia làm 3 loại là độc lập, hòa lưới và hỗn hợp. Hệ thống độc lập thường đi kèm ắc-quy dự trữ điện để dùng vào ban đêm, khi ánh sáng yếu hoặc những nơi vùng sâu vùng xa chưa có điện. Điện mặt trời hòa lưới hiện được sử dụng phổ biến do không cần trang bị ắc-quy, có thể bán lượng điện dư thừa cho ngành điện, giúp giảm thời gian thu hồi vốn.

Tuy nhiên, nhu cầu mỗi gia đình, nhà xưởng… sử dụng điện khác nhau nên việc triển khai đầu tư điện mặt trời cũng cần linh hoạt để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất:

  • Công suất thích hợp: tùy nhu cầu sử dụng điện mỗi tháng và nhu cầu sử dụng điện khi mất điện để tính toán hệ thống lưu trữ phù hợp. Nếu nhu cầu cao dùng 3-4 triệu đồng/tháng (1.800-2.400 kWh/tháng) có thể lắp hệ thống 6-8 kWh. Tương tự, với các nhà xưởng, công trình, tùy vào lượng điện tiêu thụ hàng tháng để chọn lắp hệ thống phù hợp; hoặc đầu tư lắp cả mái để bán cho ngành điện.
  • Thời gian sử dụng: Với những nhà máy hay hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày, đặc biệt nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời áp mái. Còn nếu chủ yếu tiêu thụ điện vào ban đêm, chỉ nên triển khai hệ thống với sản lượng khoảng 70% nhu cầu điện năng.

Triển khai đầu tư điện mặt trời cần linh hoạt để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất

Chú ý địa hình và cách bố trí để tối ưu hóa hiệu suất

Đầu tư điện mặt trời là đầu tư một hệ thống có tuổi thọ lên đến 20-30 năm. Vì thế, để tối ưu hóa hiệu suất, tránh việc sau này cải tạo vị trí sẽ phát sinh chi phí, chỉ nên lắp đặt ở những khu vực có kết cấu chắc chắn như trần bê tông, mái tôn có xà gồ, khung giàn nhà kính chắc chắn với độ bền cao (nếu lắp đặt ở nông trại)… Khi lắp pin mặt trời, không lắp theo phương thẳng đứng hoặc quá dốc (sẽ làm giảm thời gian hứng nắng), không lắp trên mặt phẳng ngang (dễ gây đọng nước, bám bụi trên bề mặt). Nếu xung quanh vị trí lắp đặt có nhiều vật cản che chắn nắng (như các tòa nhà cao tầng), cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận. Bạn nên nhờ đơn vị lắp đặt đến khảo sát, tư vấn và thi công để đảm bảo đúng kỹ thuật và tối ưu hóa lợi nhuận thu về.

Lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng

Một hệ thống điện mặt trời bao gồm nhiều thành phần như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới điện, hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa, tủ phân phối và bảo vệ DC/AC, khung giá đỡ, dây dẫn, thang máng cáp, phụ kiện chuyên dụng… Hiện nay, thị trường điện mặt trời rất phong phú với nhiều thương hiệu, dòng sản phẩm có chất lượng, giá thành khác nhau. Do đó, lựa chọn thiết bị phù hợp, chất lượng tốt sẽ giúp tăng tuổi thọ của toàn hệ thống, giảm hư hỏng, tránh phát sinh các chi phí sửa chữa, thay thế. Hơn nữa, vì hệ hống tiếp xúc trực tiếp với các thách thức từ môi trường như bụi, nước… nên việc đầu tư điện mặt trời với các trang thiết bị chất lượng không chỉ hạn chế nguy cơ rỉ sét, hư hỏng mà còn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính người sử dụng và những người xung quanh.

Thị trường điện mặt trời rất phong phú với nhiều thương hiệu

Chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín

Những năm gần đây, điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển trong xu hướng tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Nhiều đơn vị thi công cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên, chất lượng thi công, bảo hành, bảo dưỡng… ở mỗi đơn vị lại khác nhau dựa trên năng lực, kinh nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng riêng. Vì thế, để việc đầu tư điện mặt trời thu về lợi nhuận cao nhất, nên ưu tiện chọn các đơn vị uy tín có chuyên môn, đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao, có theo dõi giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để tăng tính hiệu quả. Chi phí lắp đặt ở những đơn vị này có thể nhỉnh hơn nhưng không đáng kể, vẫn chỉ từ 5 – 15% đơn giá hệ thống, mà lại đảm bảo về chất lượng và tuổi thọ của công trình, cũng là đảm bảo lợi nhuận thu về.

Năng lượng mặt trời đã trở thành một lựa chọn khả thi hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp khi công nghệ tiên tiến và chi phí giảm. Không có lý do gì mà bạn chấp nhận đứng ngoài vòng quay phát triển, phải không nào? Hãy liên hệ ngay ASE để nhận được sự tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé.