Tuy là một trong những ngành công nghiệp mới nổi nhưng sự phát triển vượt bậc của điện mặt trời lại song hành cùng sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới. Với mục tiêu dần thay thế nguồn năng lượng hóa thạch: than đá, khí đốt, tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn hết là giảm thiểu tác hại xấu đến môi trường. Hãy nhìn ngay 7 dự án năng lượng điện mặt trời sau đây để thấy rõ hơn về tiềm năng phát triển của nó nhé.
- Dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh – 165 MW
- Dự án năng lượng điện mặt trời CMX Renewable Energy Việt Nam – 168 MW
- Dự án năng lượng điện mặt trời Hòa Hội – 257 MWP
- Cụm 3 dự án nhà máy điện mặt trời BIM - 330 MWP
- Dự án năng lượng điện mặt trời Phù Mỹ với 330 MW
- Dự án năng lượng điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 – 420 MW
- Dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc - 450 MW
Dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh – 165 MW
Vào ngày 19/1/2019, dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh đã được động thổ xây dựng tại xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đến tháng 5/2019 thì dự án hoàn thành.
- Công suất: 165 MW
- Tổng vốn đầu tư: 3.500 tỉ đồng
- Diện tích xây dựng: 171 ha
- Số lượng tấm pin mặt trời sử dụng: 440.000 tấm
Toàn bộ công suất của hệ thống sẽ được đưa lên hệ thống lưới điện quốc gia 100% nhờ khả năng đấu nối và giải tỏa công suất trung tâm điện lực Duyên Hải vào trạm 500/220 kV.
Toàn bộ công suất của dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh đều đưa lên hệ thống lưới điện quốc gia
Dự án năng lượng điện mặt trời CMX Renewable Energy Việt Nam – 168 MW
Nhà máy điện mặt trời CMX Renewable Energy Việt Nam được khởi công xây dựng tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận vào ngày 8/6/2018. Đến tháng 6/2019, dự án chính thức hoàn thành và đi vào sử dụng
- Công suất: 168 MW
- Tổng số vốn đầu tư: 4.400 tỉ đồng
- Diện tích xây dựng: 168 ha
Cung cấp lượng điện đủ để 200.000 hộ dân sử dụng là con số đáng tin cậy chứ không còn là điều hão huyền.
Dự án năng lượng điện mặt trời Hòa Hội – 257 MWP
Vào 17/11/2018, dự án nhà máy năng lượng điện mặt trời Hòa Hội tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được khởi công xây dựng. Sau 7 tháng chính thức khánh thành vào ngày 25/6/2019.
- Công suất: 257 MWP
- Tổng số vốn đầu tư: 4.985 tỷ đồng
- Diện tích xây dựng: 256 ha
- Số tấm pin mặt trời sử dụng: 752.640 tấm
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là dự án năng lượng điện tái tạo lớn nhất tại Phú Yên. Theo tính toán, dự án sẽ phát lên lưới điện quốc gia khoảng 367,64 triệu kWh/năm. Với sản lượng điện lớn này, 80 tỷ đồng sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương mỗi năm.
Hòa Hội là dự án năng lượng điện tái tạo lớn nhất tại Phú Yên
Cụm 3 dự án nhà máy điện mặt trời BIM - 330 MWP
Dự án cụm 3 nhà máy điện năng lượng mặt trời BIM được biết đến là khởi công vào tháng 1/2018 đã được chính thức đi vào hoạt động vào 27/4/2019
- Công suất: 330 MWP
- Tổng công suất: 7.000 tỉ đồng
- Số tấm pin năng mặt trời sử dụng: Hơn 1 triệu tấm
Theo báo cáo thống kê, dự án này đã được giới chuyên môn đánh giá sẽ sản xuất được khoảng 600 triệu Kw điện/năm, cung ứng cho hơn 200.000 hộ gia đình trong vùng.
Dự án năng lượng điện mặt trời Phù Mỹ với 330 MW
Ngày 29/5/2020, dự án năng lượng điện mặt trời Phù Mỹ chính thức đi vào khởi công xây dựng nằm tại Mỹ An và Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Bình Định. Vào ngày 31/12/2020, phần đầu tiên của dự án năng lượng đã hòa vào lưới điện quốc gia. Và đến 28/2/2021, nhà máy chính thức đóng điện phần còn lại.
- Công suất: 330 MW
- Tổng số vốn đầu tư: 6.200 tỉ đồng
- Diện tích xây dựng: 380 ha
Ước tính trung bình mỗi năm sau khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ đạt sản lượng tầm 520 triệu kWh, đủ để cung cấp cho 200.000 hộ dân và giảm phát thải 146.000 tấn CO2, một con số khổng lồ, góp phần giảm áp lực cho lưới điện quốc gia hiệu quả.
Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ sẽ đạt sản lượng tầm 520 triệu kWh
Dự án năng lượng điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 – 420 MW
Tính tới thời điểm hiện tại, cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 là dự án có công suất đứng thứ hai trên cả nước. Được hợp tác đầu tư xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng, vào thời điểm tháng 6/2019, dự án đã được hòa vào lưới diện quốc gia. Ngày 7/9/2019, dự án đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động.
- Công suất: 420 MW
- Tổng số vốn đầu tư: Hơn 9.100 tỉ đồng
- Diện tích xây dựng: 504 ha
Ước tính sơ bộ, sau khi đi vào hoạt động, mỗi năm, cụm dự án sẽ phát lên lưới điện quốc gia khoảng 688 triệu kWh. Nhờ đó, toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh nói riêng và một phần nhu cầu điện của khu vực phía Nam nói chung sẽ được đáp ứng đầy đủ mà không cần chờ vào điện năng hóa thạch.
Dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc - 450 MW
Dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được khánh thành vào ngày 12/10/2020 tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Công trình nổi bật với các đặc điểm như:
- Công suất: 450 MW
- Tổng số vốn đầu tư: 12.000 tỉ đồng
- Diện tích xây dựng: 557,09 ha
- Số tấm pin mặt trời sử dụng: 1,4 triệu tấm
- Số dây và cáp điện: 8,5 triệu
- Số thép sử dụng: Hơn 100.000 tấn
- Số cán bộ, kỹ sư, công nhân tham gia thi công: 8.000 người
- Số ngày thực hiện: 102 ngày
Kéo dài từ tận Phước Minh, Thuận Nam, Ninh Thuận đến Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận với đường dây truyền tải đến 500kV, 220kV và dài tận 17km. Trung bình mỗi năm, dự án có thể khai thác hơn 1 tỉ kWh từ nguồn năng lượng mặt trời, góp phần lớn giúp giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt hơn hết, dự án được đầu tư và vận hành hoàn toàn từ chi phí tư nhân.
Dự án năng lượng điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được khánh thành vào ngày 12/10/2020
Việc phát triển các dự án năng lượng điện mặt trời không chỉ giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế mà còn bảo vệ môi trường khỏi nguy cơ ô nhiễm. Đó cũng chính là lí do mà nhà nước luôn khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam với các chính sách vô cùng ưu đãi. Nếu chủ doanh nghiệp không có đủ năng lượng để phát triển một dự án lớn thì hãy bắt đầu ngay với việc lắp đặt năng lượng điện mặt trời áp mái sử dụng riêng cho nhà xưởng của mình, ASE tin rằng bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí điện cực kỳ lớn ngay khi dự án đi vào hoạt động chính thức.