Nhà nước đang khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp lắp điện mặt trời áp mái không chỉ vì nhu cầu sử dụng tăng mà nguyên liệu hóa thạch cũng dần cạn kiệt. Với điều kiện khí hậu nắng nóng như Việt Nam thì nguồn năng lượng sạch này hoàn toàn hợp lý và khả thi. Vấn đề đặt ra là việc lắp đặt có cần phải cấp phép hay không? Hãy cùng ASE theo dõi những thông tin sau.

Quy định về giấy phép xây dựng điện mặt trời áp mái?

Căn cứ điều 3, Thông tư số 36/2018/TT-BCT quy định các dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà có công suất lắp đặt dưới 01 MW (01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Đây không phải công trình thuộc diện được miễn cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên chưa có quy định, quy chuẩn về an toàn điện mặt trời, chưa có quy định để xác định công suất của dự án điện mặt trời mái nhà làm cơ sở để thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế và cấp phép xây dựng. Việc lắp đặt điện mặt trời được thực hiện theo “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà” do Bộ xây dựng ban hành.

Hiện tại chưa có quy định, quy chuẩn về an toàn điện mặt trời

Quy định về xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái

Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, tại khoản 5 Điều 3 quy định:

“Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35kV trở xuống của Bên mua điện”.

Đồng thời tại khoản 4 Điều 9 quy định: “Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành”.

Trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ, đối với những loại hình công trình kết hợp xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời tùy thuộc vào quy mô công trình mà trong quá trình đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về việc sử dụng định mức xây dựng để lập và quản lý chi phí xây dựng cần tuân thủ các quy định về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng các công trình xây dựng tại khoản 3 Điều 136 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và khoản 51 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Đối với trường hợp công tác xây dựng chưa có định mức ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình thì tổ chức xác định định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh làm cơ sở lập và quản lý chi phí xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chính phủ đưa ra cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời áp mái

  • Việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng (nếu có) và quản lý chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và các quy định pháp luật có liên quan.
  • Về thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng: cần tham khảo Quy định về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn.
  • Về hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 01MW: thực hiện theo tài liệu hướng dẫn HDKTXD:2020 của Viện Khoa học công nghệ Xây dựng, được Bộ Xây dựng phổ biến tại công văn số 6242/BXD-KHCN ngày 28/12/2020.
  • Về phòng cháy và chữa cháy: Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà thuộc dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà thuộc dự án đầu tư xây dựng nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ thì không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, tuy nhiên chủ dự án phải có giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với hệ thống này theo hướng dẫn của Công an địa phương
  • Về bảo vệ môi trường: Chủ dự án thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục

Sự thành công sẽ đến khi bạn biết nắm bắt cơ hội, thời điểm nhà nước đang khuyến khích thì không còn lý do gì mà bạn lại bỏ qua giải pháp có thể giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả mà còn lại an toàn, bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái cả. Liên hệ ngay ASE để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất nếu bạn chưa nắm rõ thông tin nhé.